[GIẢI ĐÁP] Sau chuyển phôi mấy ngày thì thử que là chính xác nhất?

Đối với những chị em thiếu may mắn không có được cơ hội mang thai tự nhiên. Thì chuyển phôi bằng cách thụ tinh nhân tạo chính là sự lựa chọn tốt nhất.

Và thắc mắc được nhiều người quan tâm nhất hiện nay chính là chuyển phôi mấy ngày thì thử que có kết quả chính xác nhất?

Bởi không phải lúc chuyển phôi nào cũng thành công. Để có được câu trả lời, hãy cùng Dianakiemsoatmui tìm hiểu chi tiết trong bài sau.

Nội dung chính:

Sau chuyển phôi mấy ngày thì thử que có kết quả?

Chuyển phôi chính là quá trình thụ tinh trong ống nghiệm khi lấy trứng và tinh trùng để tạo thành phôi thai ở bên ngoài. Sau đó mới đưa vào tử cung người mẹ để phôi làm tổ. Do tính chất của việc chuyển phôi thụ tinh nhân tạo là để mang thai. Cần có một lượng nội tiết tố lớn hơn rất nhiều so với quá trình mang thai tự nhiên.

Sau mấy ngày chuyển phôi thì thử que.

Nếu quá trình mang thai tự nhiên chỉ cần sau 7 ngày từ khi thụ thai có thể biết được mình đã mang thai hay không. Vậy sau chuyển phôi mấy ngày thì thử que mới chính xác thì câu trả lời chính là 14 ngày. Đây mới là thời điểm để phát hiện chính xác thai đã làm tổ thành công trong tử cung hay chưa.

Tuy nhiên do sự ảnh hưởng của lượng nội tiết tố lớn trong cơ thể của quá trình thụ tinh nhân tạo. Sau 14 ngày nếu thử thai lên 1 vạch. Bạn vẫn nên tới bệnh viện để xét nghiệm lại một lần nữa để tránh sai sót.

Dấu hiệu giúp phát hiện chuyển phôi thành công sớm nhất

Trong thời gian chờ đến 14 ngày, có thể rất nhiều chị em nóng lòng muốn biết liệu lần chuyển phôi này có thành công hay không. Hãy cùng Dianakiemsoatmui lắng nghe cơ thể và dự đoán qua một vài dấu hiệu quan trọng sau đây:

1. Căng tức và đau nhói ở đầu ti

Đầu tiên, dấu hiệu dễ nhận thấy nhất chính là căng tức và đau nhói ở đầu ti. Nguyên nhân là do khi thai làm tổ, lượng hoocmon dư thừa sẽ tác động làm căng tức ngực và đầu ti. Dấu hiệu này là bình thường nên tuyệt đối không cần uống bất kỳ loại thuốc nào, chỉ cần nghỉ ngơi là đủ.

2. Bụng dưới hơi nặng và đau nhẹ

Dấu hiệu thứ 2 chính là cảm giác hơi đau và nặng ở bụng dưới. Có thể đây là dấu hiệu của việc phôi thai bắt đầu di chuyển về vị trí tử cung và bắt đầu làm tổ.

Các dấu hiệu nhận biết chuyển phôi thành công.

Khi thấy dấu hiệu này, bạn cần nằm nghỉ ngơi tĩnh dưỡng. Tránh làm việc nặng hay leo cầu thang, điều này sẽ có thể khiến phôi bị tuột ra ngoài.

3. Ra máu báo

Dấu hiệu này thường xuất hiện vào thời điểm sau 5 hoặc 7 ngày từ khi chuyển phôi. Nếu bạn thấy ở đáy quần chíp có 1 vài giọt máu. Mà không có bất kỳ dấu hiệu nào đi kèm ngoài cảm giác nặng bụng dưới thì đây là dấu hiệu đáng mừng.

Ra máu chính là phôi thai đã bắt đầu di chuyển về tử cung để làm tổ và chỉ ra 1 vài giọt. Còn nếu ra ngoài thì phải quay trở lại bệnh viện để thăm khám. Hoặc các bạn có thể xem thêm bài viết “Ra máu báo nhưng không đau bụng là hiện tượng gì” tại đây.

Một số lưu ý cần nhớ cho chị em trước và sau khi chuyển phôi

Để chị em có được sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất để tiến hành chuyển phôi và duy trì phôi sau khi thành công. Dianakiemsoatmui tổng hợp lại một số lưu ý quan trọng của giai đoạn trước và sau khi chuyển phôi dưới đây:

1. Tăng cường sức khỏe và đề kháng của bản thân

Thụ tinh nhân tạo, tỉ lệ thành công phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe và đề kháng của người phụ nữ. Thông thường để có được một thời điểm chuyển phôi thích hợp. Các chị em sẽ phải trải qua 3 – 4 tháng theo dõi, kích trứng, chọn phôi.

Do đó sức khỏe và đề kháng là yếu tố quan trọng mà mọi người cần chuẩn bị kỹ lưỡng cho hành trang làm mẹ qua phương pháp thụ tinh nhân tạo.

2. Chú ý chế độ dinh dưỡng

Trước khi chuyển phôi cần đặc biệt chú ý về chế độ dinh dưỡng để nạp năng lượng cho bản thân. Tạo cho mình một cơ thể khỏe mạnh ở thời điểm tiền chuyển phôi. Chú ý những thực phẩm giàu sắt, protein, chất xơ. Hạn chế những chất béo không lành mạnh, các chất kích thích vào cơ thể.

Sau khi chuyển phôi, càng cần phải chú trọng chế độ dinh dưỡng để cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể và phôi thai. Cần tìm hiểu và tránh những thực phẩm gây nguy cơ sảy thai như: măng tươi, ngải cứu, rau ngót,…

3. Giữ tinh thần thoải mái nhất cho thể

Dù là trước hay sau khi chuyển phôi các chị em cần phải giữ được cho mình tinh thần thoải mái nhất có thể. Luôn ở trong trạng thái bất an, lo lắng, lo sợ phôi hỏng là một trở ngại lớn cho việc đậu thai.

4. Vận động nhẹ nhàng sau khi chuyển phôi

Sau khi chuyển phôi tuyệt đối không được làm việc nặng. Không bưng bê, không leo cầu thang. Vì phôi thai chưa ổn định, quá trình di chuyển làm tổ cũng chưa chắc chắn. Do đó, nếu làm việc nặng cho thể khiến cho phôi thai bị tuột ra ngoài.

Như vậy, với câu hỏi sau chuyển phôi mấy ngày thì thử que đã được Dianakiemsoatmui giải thích một cách chi tiết trong bài trên. Ngoài ra hãy lưu lại những lưu ý, dấu hiệu đã được đề cập để tạo cho mình một hành trang làm mẹ đầy đủ nhất.

5/5 - (1 bình chọn)