Ăn dặm là một trong những giai đoạn quan trọng nhất đối với các bé. Bởi bé sẽ tiếp nhận một loại thức ăn mới để cung cấp năng lượng, dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện.
Tuy nhiên, để trẻ hợp tác vui vẻ và không làm tổn thương bé. Các mẹ cần phân bổ thời gian ăn dặm cho hợp lý. Vậy bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày nên phân chia như thế nào? Hãy cùng Dianakiemsoatmui.com đi tìm câu trả lời trong bài viết sau đây.
Nội dung chính:
Một số lưu ý quan trọng khi con bước vào giai đoạn ăn dặm
Càng tìm hiểu kỹ thông tin về quá trình ăn dặm cho con. Các mẹ sẽ bớt được những lo lắng về việc có làm tổn thương bé hay không. Sau đây là một số lưu ý quan trọng cần phải làm khi con bước vào giai đoạn ăn dặm.
1. Chọn thời điểm thích hợp
Mỗi bé sẽ có một thời điểm ăn dặm khác nhau. Thông thường sẽ rơi vào giữa tháng thứ 5 và sang tháng thứ 6. Nắm bắt đúng thời điểm con ăn muốn ăn dặm chính là thành công bước đầu để bé hợp tác về sau.
Hãy chú ý quan sát các biểu hiện của con như: nhanh đói, hay nhìn miệng người lớn ăn, đòi hoặc với theo đồ ăn khi lại gần.
2. Tìm hiểu thời gian tiêu hóa của các loại thức ăn
Lưu ý tiếp theo mà chúng tôi muốn nhắc đến đó chính là phải tìm hiểu thời gian tiêu hóa của các loại thức ăn. Có như vậy, mẹ mới có thể cho con 1 thời gian biểu hợp lý nhất.
Sau đây là một số thông tin về thời gian tiêu hóa thức ăn mà Medsvit tổng hợp được:
- Sữa mẹ: Cần 1- 2 tiếng.
- Sữa bột (công thức): Cần 2 – 3 tiếng.
- Đồ ăn nhẹ, ăn vặt: Cần 3 – 4 tiếng.
- Đồ ăn thông thường: Cần 4 – 5 tiếng.
- Các đồ ăn có dầu mỡ: Cần 5 – 6 tiếng.
3. Tìm hiểu các nhóm thức ăn phù hợp cho con
Con ăn được những gì cũng là điều mà mẹ cần phải biết để chuẩn bị cho con. Bởi hệ tiêu hóa non nớt của con sẽ bị tổn thương. Nếu như ăn phải những thức ăn không phù hợp với lứa tuổi. Mẹ có thể tham khảo một số món ăn như sau:
- Trái cây xay nhuyễn như chuối, táo, bơ.
- Rau củ hấp chín, tán nhuyễn giai đoạn đầu tiên nên ăn các món: Bí đỏ, cà rốt, khoai lang,… sau ăn dần các món rau xanh, củ quả khác.
- Cháo nấu theo tỷ lệ 1:10 cho giai đoạn đầu. Tùy theo mỗi bé tỷ lệ này sẽ rút ngắn theo thời gian.
- Thịt xay nhuyễn như thịt lợn, gà, bò.
- Các món ăn vặt như sữa chua, đậu hũ sốt hoa quả, bánh yến mạch hoa quả,…
Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày tốt nhất
Để giúp mẹ dễ hình dung, Dianakiemsoatmui.com sẽ đưa ra bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày theo các phương pháp ăn dặm đang phổ biến nhất hiện nay. Cụ thể như sau:
1. Ăn dặm theo phương pháp truyền thống
Phương pháp này bé sẽ ăn bằng bột là chủ yếu. Mẹ có thể tự làm bột gạo, đậu hoặc mua bột ăn dặm sẵn ở các cửa tiệm đều được. Thời gian ăn của bé như sau:
- 6h – 7h: ti mẹ hoặc sữa công thức.
- 9h: Ăn bột
- 11h: ăn hoa quả nghiền, rây.
- 12h: Ti mẹ hoặc sữa công thức.
- 14h: Ăn bột
- 16h: Uống nước ép trái cây
- 18h đến hôm sau: Ti mẹ hoặc uống sữa công thức theo cữ.
2. Ăn dặm theo kiểu Nhật
Ăn dặm kiểu nhật thì sẽ không ăn bột mà sử dụng cháo trắng nấu theo tỷ lệ 1:10. Các món ăn cũng chế biến đa dạng và ăn riêng không trộn chung để các bé cảm nhận được mùi vị riêng. Thời gian ăn như sau:
- 7 – 8h: Ti mẹ hoặc sữa công thức.
- 10 – 11h: Ăn dặm kiểu Nhật và ti mẹ/sữa công thức.
- 12h – 13h: Bé ngủ trưa
- 14h: Cho bé ăn dặm
- 16h: Ăn các món ăn vặt theo kiểu Nhật
- 18h: Ăn dặm kiểu Nhật + ti mẹ/ sữa công thức.
3. Ăn dặm theo phương pháp BLW
Ăn dặm theo phương pháp BLW là tự bé làm chủ và bé sẽ tự ăn các món mà không cần mẹ bón. Thời gian ăn dặm trong ngày như sau:
- 7h: Dậy và ti mẹ/sữa công thức.
- 9h-11h: Ngủ
- 11h: ăn dặm, ti mẹ/sữa công thức.
- 14h – 16h: Ngủ
- 16h: Ăn nhẹ.
- 18h30: ăn dặm BLW + ti mẹ/sữa công thức
Các nguyên tắc cần nhớ khi cho bé ăn dặm
Mỗi bé sẽ có một cơ địa, một tính cách một cách tiếp nhận khác nhau. Vậy nên khi cho con ăn dặm, mẹ cần tham khảo một số nguyên tắc sau đây:
- Ăn dặm chỉ là phụ nên nếu con không thích mẹ phải dừng ngay lại. Tuyệt đối không được ép bé ăn.
- Không bế rong, không sử dụng tivi, điện thoại để dỗ bé ăn. Hãy tạo cho bé 1 thói quen tốt là ngồi vào ghế để ăn.
- Cho trẻ ăn 1 ít một và quan sát các biểu hiện của con. Như vậy vừa tốt cho hệ tiêu hóa của bé, vừa giúp mẹ tìm ra được món ăn mà con yêu thích.
- Không nêm gia vị cho bé trong thời gian ăn dặm, đặc biệt là mắm, muối, mì chính.
Việc con có hứng thú với việc ăn uống, có xem thức ăn là sự thưởng thức hay không phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn ăn dặm này.
Hy vọng những thông tin về bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày mà Dianakiemsoatmui vừa cung cấp trên đây. Sẽ giúp các mẹ có một hành trang đầy đủ nhất để cùng con bước vào giai đoạn vàng này.