Hiện tượng bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn… là một trong những biểu hiện rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Đặc biệt là trẻ sơ sinh.
Vấn đề này đã khiến cho không ít các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng. Sợ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. Vậy làm thế nào để khắc phục vấn đề này? Hãy theo dõi bài viết này để trang bị cho mình một số kiến thức cũng như cách xử lý khi bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn nhé.
Nội dung chính:
Bé ngủ không ngon giấc ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
Thường thì hầu hết những trường hợp bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn đều là biểu hiện rất bình thường trong quá trình phát triển của trẻ. Và không gây ảnh hưởng nhiều hay nguy hiểm đến sức khỏe.
Nhưng đó chỉ là trong trường hợp thỉnh thoảng bé khó ngủ. Nếu tình trạng xảy ra với mật độ dày thì cha mẹ cũng nên chú ý và tìm hiểu nguyên nhân. Để có thể đưa ra biện pháp khắc phục giúp trẻ ngon giấc hơn.
Đối với trường hợp bé thường xuyên không ngủ ngon. Có thể là dấu hiệu của việc thiếu chất hay những biểu hiện của bệnh lý như: đổ mồ hôi trộm, co giật cơ thể khi ngủ, sốt… Nói chung là đều gây ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của trẻ.
Cách giúp bé ngủ ngon giấc vào ban đêm
Nếu bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn không phải do tự nhiên. Để có thể giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn. Nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển tốt nhất cho trẻ. Thì các bậc cha mẹ cần chú ý đến những vấn đề sau:
1. Phòng ngủ đảm bảo cho bé
Bởi trẻ con rất nhạy cảm nên phòng ngủ cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với một giấc ngủ của bé. Để bé có thể ngủ ngon giấc thì cha mẹ cần phải giữ cho phòng ngủ của bé luôn sạch sẽ. Bằng cách lau chùi, dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ thường xuyên.
Đối với giường chiếu, chăn đệm của bé cần được giặt giũ phơi khô mỗi tuần. Đồng thời nhiệt độ phòng ngủ của bé cũng luôn được đảm bảo không quá nóng hoặc quá lạnh so với nhiệt độ cơ thể của trẻ. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần phải chú ý để đảm bảo không gian phòng ngủ của bé không quá ồn ào. Và tránh ánh sáng trực tiếp bên ngoài chiếu vào hoặc trong phòng quá sáng.
2. Tạo cho bé một tâm lý thoải mái trước khi ngủ
Là độ tuổi đang trong quá trình phát triển cho nên rất trước khi ngủ thường hay nghịch ngợm, quậy phá. Nên thường bị bố mẹ la mắng khiến, doạ nạt khiến bé sợ hãi, khóc oà…
Đây cũng chính là một trong những lý do làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Khiến cho giấc ngủ của bé không sâu và dễ thức giấc. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ nên hạn chế la mắng trẻ trước khi bé đi vào giấc ngủ.
3. Hạn chế cho trẻ vận động quá sức
Việc hoạt động chạy nhảy, vui chơi ở trẻ nhỏ chính là một trong những yếu tố cần thiết để khẳng định bé đang có một sức khỏe và tinh thần tốt. Nhưng làm gì nhiều quá cũng không tốt, việc hoạt động vui chơi quá mức cũng sẽ là yếu tố làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ vào ban đêm.
Việc ban ngày bé chạy nhảy, la hét quá nhiều. Đêm đến lại ngủ thường hay mệt mỏi, lăn lộn, đặc biệt là ngủ không ngon giấc và hay nói nhảm,… Do đó, cha mẹ nên hết sức chú ý và hạn chế cho vận động quá nhiều vào ban ngày.
4. Vệ sinh cơ thể bé trước lúc đi ngủ
Để bé có được một giấc ngủ ngon thì việc vệ sinh thân thể cho bé trước khi đi ngủ cũng đóng vai trò rất quan trọng.
Các mẹ nên tắm nước ấm cho con giúp đầu óc trẻ luôn dễ chịu và dễ chìm vào giấc ngủ sâu. Sau khi tắm xong, các mẹ hãy lau khô người cho bé rồi mặc quần áo thông thoáng cho bé để bé không bị khó chịu.
5. Để bé ngủ tư thế thoải mái nhất
Việc nằm thoải mái cũng là yếu tố giúp bé có được một giấc ngủ sâu. Nếu bé nằm ở tư thế không tốt vô tình sẽ có thể làm bé bị đau người và tỉnh ngủ.
Để hạn chế, các mẹ nên định hình, thay đổi tư thế ngủ cho bé bằng cách xoay lại tư thế nằm cho bé. Lưu ý, thực hiện nhẹ nhàng để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.
6. Bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho bé
Theo khảo sát cho biết, hiện nay có rất nhiều bé hay trằn trọc, ngủ không ngon giấc do thiếu Canxi. Nhiều trường hợp khác thì việc bé bứt rứt khó ngủ lại bắt nguồn từ tình trạng suy dinh dưỡng. Và thường đi kèm với chán ăn, giảm ăn, giảm bú, nôn ói, chậm lớn…
Chính vì như thế, các mẹ cần quan tâm đến chế độ ăn uống của trẻ nhằm bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé. Đặc biệt là các chất cần thiết cho sự phát triển của bé như canxi, kẽm, vitamin nhóm B, sắt, omega 3, protein… để hạn chế tối thiểu tình trạng bé thiếu chất dẫn đến khó ngủ.
Trên là những các biện pháp xử lý khi bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn áp dụng các phương pháp một cách nghiêm ngặt mà tình trạng đó vẫn không giảm mà còn kèm theo một số biểu hiện khác như: quấy khóc, kém linh hoạt, ít vận động, biếng ăn… Thì việc tốt nhất là mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được các bác sĩ kiểm tra và tìm ra nguyên nhân để có biện pháp xử lý tốt.