Cuộc sống trong bụng mẹ của thai nhi luôn là điều bí ẩn với phần lớn các mẹ bầu. Do đó, vấn đề thai nhi 20 tuần tuổi biết làm gì? Hiện đang là điều nhiều mẹ bầu quan tâm tìm hiểu.
Nếu bạn cũng là một trong số những người mẹ đang muốn tìm câu trả lời? Thì còn chần chờ gì nữa mà không tham khảo ngay bài viết dưới đây. Bởi các mẹ sẽ vô cùng bất ngờ với những hoạt động của bé khi đang trong bụng đấy!
Nội dung chính:
Thai nhi 20 tuần tuổi biết làm gì?
Thường thì thai nhi 20 tuần tuổi đã phát triển khá hoàn thiện. Lúc này cân nặng của bé sẽ khoảng 300g và chiều dài từ đầu đến chân là khoảng 16,4cm.
Đồng thời lúc này mẹ cũng đã có thể cảm nhận rõ hơn những chuyển động của thai nhi trong bụng. Vậy ở tuần thai thứ 20 bé đã biết làm những gì? Thì dưới đây là những hành động mà thai nhi 20 tuần tuổi thường làm.
1. Ngủ
Nếu nói rằng việc mà bé thích nhất khi còn trong bụng mẹ đó là ngủ. Bởi theo một nghiên cứu của các nhà khoa học. Họ đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng, thời gian bé ngủ trong bụng mẹ chiếm tới 90-95%. Ngay cả khi bé chưa có mí mắt (trước 20 tuần tuổi). Điều này cho thấy giấc ngủ của một con người đã bắt đầu ngay từ khi mới thành hình trong bụng mẹ.
Tuy nhiên, trong tổng số thời gian bé ngủ thì thời gian bé ngủ sâu lại rất ngắn, chỉ khoảng 40 phút/ lần. Sau khi tỉnh giấc sẽ giải lao bằng một số trò như nhào lộn, mút tay, uống nước ối,… và lại ngủ tiếp.
2. Nhào lộn
Việc tiếp theo bé biết làm ở tuần 20 đó là nhào lộn. Trên thực tế thì từ tuần thứ 8 thai kỳ, bé bắt đầu có những vận động nhào lộn từ nhẹ nhàng đến mạnh trong bụng mẹ. Nhưng cho đến khoảng tuần thứ 18-20 thì mẹ sẽ cảm nhận được rõ ràng hơn.
Tuy nhiên, từ tuần 29 trở đi thì cơ thể bé lúc này khá nặng, di chuyển khó khăn. Tử cung cũng chật hơn nên bé ngày càng hoạt động mạnh hơn.
3. Mắt đảo liên tục
Bắt đầu từ tuần tuổi thứ 16 của thai kỳ bé đã bắt đầu đảo mắt. Nhưng đến tuần thứ 20 trở đi bé mới bắt đầu có những phản xạ ở mắt như đảo qua đảo lại thường xuyên. Thậm chí bé còn có thể mở mắt và nhắm mắt liên tục ở các tuần cuối cùng.
Đặc biệt, ở tuần thai kỳ thứ 20, bé cũng đã có thể nhìn thấy ánh sáng mờ mờ thông qua tử cung và nước ối. Nếu như bụng mẹ bị một tia sáng chiếu vào. Bé thường phản ứng khá nhạy cảm với luồng ánh sáng bên ngoài này bằng cách mở thật to mắt để nhìn.
4. Đi tiểu
Mẹ có biết rằng, bé đã bắt đầu biết đi tiểu ngay từ tháng 3 – 4 của thai kỳ và vào tháng thứ 7. Mỗi giờ bé tiết ra khoảng 10ml và nhiều dần vào các tháng cuối. Nước tiểu và các chất thải của bé sẽ theo nhau thai của mẹ và bài tiết ra ngoài.
Cơ thể mẹ bầu có thay đổi gì khi mang thai 20 tuần tuổi?
Bên cạnh việc bé phát triển nhanh khi bước vào tuần thai 20 thì cũng có nghĩa là mẹ cũng đã đi được nửa quãng đường thai kỳ.
Do đó, cân nặng của mẹ sẽ có thể tăng thêm 4,5 kg và tử cung của mẹ bầu sẽ tiếp tục giãn nở khiến cho dây chằng bị ép và ảnh hưởng. Với những tác động này cũng sẽ khiến mẹ bầu dễ gặp phải những triệu chứng như giãn tĩnh mạch, khó thở, ợ chua, ợ nóng khi mang thai…
Đồng thời, trong khoảng thời gian của nửa cuối thai kỳ tim của mẹ sẽ phải hoạt động liên tục. Nhằm cung cấp đủ máu để nuôi dưỡng thai nhi. Điều này đã làm gia tăng áp lực lên các mạch máu ở chân khiến mẹ bầu rất dễ mắc phải các bệnh liên quan đến tĩnh mạch.
Để hạn chế các biến chứng của cơ thể trong quá trình mang thai. Các mẹ nên mang vớ dành cho bà bầu, tắm nước ấm 1 lần/ ngày. Nằm nghiêng hoặc kê cao chân khi ngủ. Việc này cũng giúp cho mẹ bầu giảm bớt cảm giác khó chịu do chứng giãn tĩnh mạch gây ra.
Tuy trong quá trình mang thai cơ thể sẽ có các biến chứng như thế nhưng các mẹ cũng đừng quá lo lắng. Vì chúng chỉ diễn ra trong thời gian mang thai. Và sẽ trở lại bình thường sau khi mẹ sinh em bé nhé.
Những điều mẹ nên lưu ý khi mang thai 20 tuần tuổi
Để đảm bảo thai nhi có đủ dinh dưỡng để phát triển trong khoảng thời gian cuối của thai kỳ. Thì mẹ cũng cần mẹ duy trì bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng gồm chất đạm, chất béo, axit folic, canxi,… Đồng thời các mẹ cũng nên chia nhỏ bữa ăn ra thành nhiều lần trong ngày. Dể hệ tiêu hóa có thể làm việc hiệu quả hơn.
Đặc biệt, trong tuổi tuổi thứ 20 trở đi, thai nhi đang trong quá trình phát triển và sẽ cần rất nhiều hồng cầu có trong chất sắt. Chính vì vậy, các mẹ lưu ý nên bổ sung các chất đó bằng cách ăn nhiều thịt lợn, thịt bò, các loại đậu, ngũ cốc, bột yến mạch, lúa mì… để giúp thai nhi chống lại nguy cơ thiếu máu.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên ăn nhiều loại rau quả như cam, bưởi, chuối, cải xoăn, súp lơ… Để có thể cung cấp đủ các loại khoáng chất và vitamin cho cơ thể.
Lưu ý cuối cùng đó là trong thời kỳ mang thai mẹ nên thường xuyên tập thể dục. Các mẹ chú ý chọn những bài tập phù hợp. Hạn chế tập luyện quá sức làm ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng nhé.