Các dấu hiệu thai lưu trong 3 tháng đầu dành cho mẹ bầu

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thai lưu. Nhưng nếu may mắn có thể phát hiện kịp thời. Sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nhưng cũng có rất nhiều trường hợp thai lưu ở bên trong cơ thể quá lâu. Từ đó gây ra tình trạng hết sức nguy hiểm đối với sức khỏe phụ nữ mang thai.

Vậy làm cách nào để nhận biết dấu hiệu thai lưu trong 3 tháng đầu? Thì ngay sau đây xin mời các bạn hãy cùng Dianakiemsoatmui.com tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Nội dung chính:

Các dấu hiệu nhận biết thai lưu trong 3 tháng đầu

Thai lưu hay còn gọi là thai chết là những nỗi lo lắng bất an của rất nhiều mẹ bầu hiện nay. Nếu không phát hiện ra tình trạng này sớm không những không thể xử lý kịp thời mà còn gây nên những biến chứng cực xấu.

Dưới đây là một trong những dầu hiệu thai lưu trong 3 tháng đầu. Mời bạn đọc theo dõi và tham khảo ngay sau đây:

1. Dấu hiệu tháng đầu tiên

Trong 3 tháng đầu là khoảng thời gian thai dễ bị chết lưu trong tháng đầu tiên. Dấu hiệu của việc có thai vẫn chưa được rõ ràng, ở cơ thể của một vài người phụ nữ thậm chí vẫn chưa biết được mình có thai.

Đa phần trong tháng đầu tiên thường không có dấu hiệu thai bị chết lưu. Hoặc nếu có cũng sẽ tự mất đi trong cổ tử cung của phụ nữ.

Tuy nhiên ở trong thời kỳ này vẫn tồn tại một vài dấu hiệu dễ dàng nhận biệt thai bị chết lưu như: ngực không còn căng tức bị mềm đi. Hết cảm giác nghén buồn nôn khó chịu, ra máu màu đen ở âm đạo.

Các dấu hiệu nhận biết thai lưu trong thời gian 3 tháng đầu.

2. Dấu hiệu tháng thứ 2

Từ tháng thứ 2 bắt đầu đã có những dấu hiệu thai kỳ rõ ràng hơn như chuột rút, đau lưng, mệt mỏi và nôn nao… Và như vậy cũng dễ dàng phát hiện ra tình trạng thai lưu ở trong chu kỳ này. Cụ thể là những dấu hiệu dưới đây:

  • Ngoài hết những triệu chứng thông thường ở người mang bầu như buồn nôn, nghén, ra máu sẫm ở âm đạo… Người có dấu hiệu thai bị lưu lại còn có cảm giác đau bụng dưới âm ỉ.
  • Chuyển biến tâm lý như căng thẳng mệt mỏi, đau đầu và kèm theo cảm giác chóng mặt. Đây là những dấu hiệu xảy ra ở cả người bình thường. Nếu không chú ý cũng rất dễ bỏ qua.
  • Khi đi siêu âm không nghe thấy tim thai cũng là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất khi thai lưu bị chết.

3. Dấu hiệu tháng thứ 3

Tháng thứ 3 là tháng tồn tại những dấu hiệu thai lưu để cho chị em phụ nữ mang bầu dễ nhận biết nhất. Vì đây là tháng mà thai nhi đã bắt đầu có những dấu hiệu chuyển động, lớn lên theo từng ngày. Mời các mẹ tham khảo những lưu ý về thai nhi dưới đây để dễ nhận biết và chữa trị kịp thời:

  • Nghi thai nhi bị chết lưu trong tử cung sẽ có những biểu hiện như bụng không to ra. Có cảm giác đau bụng lâm râm âm ỉ kéo dài. Bị vỡ nước ối, mất hệt mọi cảm giác như ngực căng tức. Hay nghén ngẩm trong thời kỳ này.
  • Và ở tuần 12 mẹ vẫn có những biểu hiện như ở vài tuần 9 và 10. Tuy nhiên thay vào đó khi đi siêu âm, khám thai theo định kỳ hình ảnh cũng rõ nét hơn là tim thai đã ngừng đập.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai lưu

Để mẹ bầu có thể hiểu rõ được tại sao lại xuất hiện tình trạng thai lưu. Sau khi trứng và tinh trùng đã làm tổ an toàn trong tử cung. Dianakiemsoatmui.com xin được gửi đến những nguyên nhân gây nên tình trạng này. Để mẹ bầu có thể tránh khỏi bảo vệ cơ thể mẹ và con được an toàn nhất.

1. Từ người mẹ

Nguyên nhân thai lưu bị chết xuất phát từ người mẹ. Chủ yếu là do cơ thể người mẹ bị suy yếu mắc phải các căn bệnh như tiểu đường, thiếu máu, tim mạch… Ngoài ra cũng do một vài nguyên nhân khác:

  • Tử cung người mẹ nhỏ, dị dạng bẩm sinh
  • Nhiễm độc thai nghén
  • Mắc bệnh về đường nội tiết, nhiễm các loại ký sinh trùng, virus cảm cúm và một số những căn bệnh truyền nhiễm khác.
  • Béo phì, thừa cân, người đã lớn tuổi, làm những công việc nặng nhọc quá sức cũng là một trong những nguyên nhân bị thai lưu.
Các nguyên nhân dẫn tới tình trạng thai lưu.

2. Từ chính thai nhi

Từ dấu hiệu thai lưu trong 3 tháng đầu chúng ta có thể tổng hợp lại những nguyên nhân thai lưu bị chết do từ chính thai nhi đó là:

  • Em bé bị dị dạng bẩm sinh như vô sọ, phù nhau thai…
  • Nhóm máu giữa mẹ và thai nhi khác nhau.
  • Dây rốn quấn ranh cổ, hoặc ở chân và tay.
  • Không đảm bảo dinh dưỡng nuôi thai nhi phát triển.

Những biện pháp phòng tránh tình trạng thai lưu

Niềm vui bất ngờ khi được biết được mình làm mẹ và ngay sau đó lại phát hiện ra mình mất con. Đó là cảm giác không một người mẹ nào trên thế giới này muốn trải qua. Vậy chúng ta có những biện pháp phòng tránh nào để thoát khỏi thai lưu?

Câu trả lời chính là người mẹ nên duy trì một cơ thể, vóc dáng khỏe mạnh. Nạp đầy đủ các chất dinh dưỡng nên bắt đầu từ trước khi mang thai để đảm bảo thai nhi được khỏe mạnh.

Không sử dụng các chất kích thích, ăn các loại thực phẩm mất vệ sinh, lao động mệt mỏi quá sức. Thay vào đó là hãy tiêm vắc xin phòng chống bệnh đầy đủ. Nên nằm ngủ nghiêng để máu và oxy đến được với thai nhi.

Chúng tôi mong rằng những thông tin về dấu hiệu thai lưu trong 3 tháng đầu trên đây. Sẽ giúp mẹ hiểu được tình trạng hiện tại khi mang bầu. Và việc khám thai định kỳ quan trọng như thế nào. Hãy ăn uống kết hợp tập luyện nhẹ nhàng để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé nhé!

5/5 - (1 bình chọn)