Các dấu hiệu nhận biết thai lưu và cách phòng tránh mẹ bầu nên biết

Thai lưu là một trong những biến cố vô cùng đáng buồn mà không có người mẹ nào mong muốn. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng này xảy ra khá phổ biến. Và nếu mẹ bầu ít kinh nghiệm sẽ không cảm nhận được sự chuyển động của thai nhi trong bụng. Và từ đó rất khó có thể nhận biết được thai lưu.

Vậy nguyên nhân từ đâu khiến thai chết lưu và biểu hiện thai lưu thế nào? Các mẹ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nội dung chính:

Nguyên nhân thai lưu là từ đâu?

Rất nhiều phụ nữ luôn đổi lỗi và bị sốc khi họ bị mất con ở thời điểm quá muộn. Họ luôn dằn vặt mình và suy nghĩ tiêu cực như lỗi là do mình gây nên.

Thai lưu là gì và nguyên nhân gây ra.

Nhưng, theo nghiên cứu của các y bác sĩ, thai chết lưu rất ít khi là xuất phát từ lỗi của mẹ. Thường thì thai lưu sẽ xuất phát từ các nguyên nhân khách quan như:

  • Mẹ bầu bị các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, basedow, giang mai, nhiễm ký sinh trùng, viêm gan, suy thận, thiếu máu, huyết áp cao, thiểu năng tuyến giáp…
  • Sản phụ đã lớn tuổi hoặc có chế độ dinh dưỡng kém.
  • Sản phụ thường xuyên lao động vất vả.
  • Thai nhi mắc các chứng rối loạn nhiễm sắc thể do di truyền từ bố mẹ. Thai dị dạng nhiễm sắc thể, vô sọ, tim bẩm sinh nặng, phù nhau thai…

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác tác động không đáng kể như: nước ối, bánh nhau hoặc dây rốn, tử cung bất thường… Cũng sẽ có thể dẫn đến tình trạng thai lưu.

Biểu hiện của thai lưu thế nào?

Thông thường thai lưu sẽ rất khó nhận biết ở giai đoạn sớm của thời kỳ thai nghén. Và sẽ nhận biết được rõ ràng hơn ở cuối thời kỳ thai nghén (sau 20 tuần tuổi).

Các biểu hiện thai lưu bạn cần biết.

Cụ thể, những sản phụ được xác định có thai trước đó (mất kinh, nghén, thử HCG dương tính,…). Sẽ phát hiện thai lưu khi có các biểu hiện như:

  • Người mẹ sẽ có triệu chứng như ra huyết, đau bụng vùng dưới rốn.
  • Qua thăm khám, bác sĩ sẽ thấy tử cung nhỏ dần không tương xứng với tuổi thai. Và khi siêu âm sẽ thấy không có hoạt động tim thai.
  • Các dấu hiệu thai nghén giảm đi.
  • Không còn cảm giác căng tức bầu ngực.
  • Đau lưng, đau bụng.
  • Bầu ngực có thể tiết sữa non.
  • Ra máu đen âm đạo.
  • Nếu thai phụ mắc một số bệnh kèm theo như nôn nghén nặng, tiền sản giật, bệnh tim… Thì sẽ thấy bệnh tự thuyên giảm.

Đặc biệt, đối với trường hợp thai lớn trên 20 tuần tuổi bụng sẽ lớn lên rất nhanh. Các mẹ đã có thể nhận biết bằng cách cảm nhận sự chuyển động của đứa trẻ khi đạp lên bụng mẹ.

Do đó, nếu không cảm nhận được thai đạp cũng như không thấy bụng lớn lên mà nhỏ dần đi. Thì đó là biểu hiệu rõ ràng nhất cho việc thai lưu. Và tốt hơn hết sản phụ nên đi khám để được phát hiện sớm những bất thường.

Phải làm gì khi phát hiện thai lưu?

Trong trường hợp sản phụ đến kiểm tra tại các cơ sở y tế. Nếu siêu âm không thấy hoạt động của tim thai thì các sản phụ cần tái khám sau khoảng 3-7 ngày. Để có thể xác định chắc chắn trước khi có biện pháp can thiệp.

Nếu thai nhi đã mất và lưu trong tử cung thì sản phụ và gia đình chuẩn bị tâm lý để tiến hành các xét nghiệm cần thiết như nhóm máu, chức năng đông máu… để có thể tiến hành đưa thai nhi ra ngoài.

Những điều cần biết khi phát hiện thai lưu.

Thông thường thì các sản phụ sẽ được can thiệp bằng thuốc hoặc dùng các thủ thuật khác. Để đưa thai nhi ra ngoài. Tuy nhiên, vẫn ưu tiên xử lý thai nhi đã chết lưu, các bác sĩ vẫn cố gắng để sản phụ có thể sinh thường, tránh mổ lấy thai.

Trong một số trường hợp đặc biệt có thể nguy kịch đến tính mạng sản phụ như thai nhi chết lưu quá to, có sẹo mổ trên tử cung nhiều lần, mẹ bệnh suy tim nặng… Thì các bác sĩ mới áp dụng các phương pháp mổ lấy thai.

Mẹ bầu nên làm gì để hạn chế thai lưu?

Thường thì thai chết lưu ở tuổi nhỏ, trong thời kỳ đầu của thai nghé (dưới 20 tuần) sẽ bị khô và teo lại. Ngược lại, đối với trường hợp thai lớn hơn. Dấu hiệu sẽ nhận biết dễ hơn đó là thai sẽ bị ủng mục bong lột da sẽ xảy ra từ chân lên đầu. Các khớp xương mềm ra, chồng lên nhau và các nội tạng rữa nát dần từ ngày thứ 3.

Thai bị lưu từ ngày thứ 8 trở đi, thai bị lột da hầu như toàn thân. Một số trường hợp có thể bị lột sớm hơn do thai mắc bệnh lý phù thai tích dịch từ trong bụng mẹ.

Do đó, để tránh trường hợp thai chết lưu trong tử cung gây nguy hiểm đến sức khỏe. Các sản phụ cần theo dõi thai ở cơ sở y tế chuyên khoa khi phát hiện có dấu hiệu bất thường như ra huyết, giảm hay mất cử động thai. Tiếp xúc môi trường độc hại phóng xạ hóa chất, thuốc độc, bị nhiễm trùng hay nhiễm độc… Để khám và kiểm tra ngay tình trạng thai để có hướng xử lý kịp thời.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mẹ bầu có thể biết được các nguyên nhân dẫn đến thai lưu cũng như các biểu hiện để có thể thăm khám bác sĩ để có thể xử lý thai lưu một cách kịp thời nhất. Tránh trường hợp gây nguy hiểm đến tính mạng của sản phụ.

5/5 - (1 bình chọn)